ZingTruyen.Top

5 Cau Dau

Câu 1: Trình bày khái niệm về môi trường. Phân tích các chức năng cơ bản của môi trường.

*. Khái niệm: Theo bộ luật bảo vệ MT 2005: MT bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, nó ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh giới.

*. Chức năng của MT: 5 chức năng

a, MT là ko gian sống của con người và thế giới SV:

- Con người và SV chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một không gian MT. trong quá trình hình thành và phát triển của sinh giới , không gian sống ko thay đổi về độ lớn. sự xuất hiện, phát triển hay tuyệt diệt của các loài đều nằm trong phạm vi không gian hữu hạn của Trái đất.

- Đối với con người , ko gian sống có đặc thù riêng vì con người có khả năng tạo dựng, thay đổi không gian sống của mình theo nhu cầu phát triển. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tồn tại và phát triển mà ko gian sống của con người được phân chia thành các chức năng như :Xây dựng, giao thông vận tải, các quá trình sản xuất, thương mại dịch vụ…

- Cũng như con người,các loài động thực vật trên trái đất cũng cần những không gian để tồn tại & phát triển.Tùy thuộc vào đặc điểm,tính chất và điều kiện sinh lý của các loài mà cần những mối trường và không gian sống cụ thể…                                                                                                  

 b, MT là nơi cung cấp tài nguyên:

- MT là nơi cung cấp cho con người và các sv khác nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên tái tạo và ko tái tạo)

- Con người khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ cho các hđ sx và đời sống. Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người có xu hướng làm cho tài nguyên ko tái tạo bị cạn kiệt,tài nguyên tái tạo ko kip phục hồi dẫn đến cạn kiệt và suy thoai MT.

- Sự phát  triển của KHKT đã làm cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên phát triển mạnh mẽ, điều này tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT sống. Tuy nhiên sự phát triển của KHKT cũng giúp con người tạo ra được các vật chất nhân tạo thay thế cho tà nguyên thiên nhiên.

- Đối với các sv khác, nguồn tài nguyên có thể là thức ăn, điều kiện sống… để sv tồn tại và phát triển.

c, MT là nơi chứa đựng chất thải:

- MT là nơi tiếp nhận và chứa đựng những chất thải trong qt hđ của con người và các sv khác.

- Các chất thải tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Nhờ hđ của các vi sinh vật và các yếu tố MT khác, chất thải sẽ biến đổi trở thành các dạg ban đầu trog một chu trình địa hoá phức tạp.

- Khi lượng chất thải lớn, khó phân huỷ, chất lượng MT sẽ bị suy giảm, MT bị ô nhiễm.

- Đối với các sv khác, các chất thải trong quá trình sinh trưởng và phát triển như gỗ lá, phân, nước tiểu… được thải trực tiếp vào MTđược phân huỷ trong MT. Sản phẩm của quá trình phân huỷ này là nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của nhiều loại sv khác.

d, MT là nơi giảm nhẹ các tác độg có hại của thiên nhiên tới con người và sv trên Trái đất:

- Sự phát sinh và phát triển của các sv trên Trái đất phụ thuộc vào các thành phần  MT và các chức năg của chug. VD: khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất ổn định tránh bức xạ nhiệt. Thạch quyển cug cấp năng lượng vật chất  cho các quyển khác, giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật

e, MT là nơi lưu trữ và cug cấp thôg tin cho con người:

- MT là nơi cug cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử phát triển của con người…

- MT là nơi lưu trữ cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen các loài sing vật, các cảnh quan, tôn giáo và văn hoá.

Câu 2: Trình bày khái niệm và cấu trúc của hệ sinh thái. Cho ví dụ minh họa.

*. Khái niệm hệ sinh thái: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa HST như sau

-  “Hệ sinh thái là tổ hợp của các quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.Ở đó các sinh vật tương tác với nhau và tương tác với môi trường để tạo ra các chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng”

- Hay có thể định nghĩa: HST là tập hợp của các quần xã và môi trường sống của chúng.

HST= Quần xã sinh vật + Môi trường vật lý+ a/sáng mặt trời

Ví dụ: Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, khu đô thị... gồm các sinh vật và môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái.

*Cấu trúc HST:bao gồm

a) Sinh vật sản xuất: là các sv tự dưỡngmà có khả năng sinh tổng hợp các chất hưu cơ (quang hợp) bao gồm các loài thực vật, 1 số VSV,động vật bậc thấp có diệp lục. Chúng là tp ko thể thiếu trong bất kì HST nào, là nguồn thức ăn ban đầu nuôi sống chính những sv sx sau đó nuôi sống cả thế giới sv còn lại kể cả con người

b) Sinh vật tiêu thụ: là những sv dị dưỡng,nó sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thức ăn từ SV sản xuất.Bao gồm: con người & các loài động vật

- Các loài sinh vật liên hệ với nhau thông qua mối quan hệ dinh dưỡngàmỗi loài là 1 mắt xích dinh dưỡngàtập hợp các mắt xích dinh dưỡng này hình thành nên chuỗi thức ăn

- Trong chuỗi TĂ thì SV đứng sau sẽ tiêu thụ SV đứng trước và nó hình thành các bậc dinh dưỡng

 SVSX-àSVTT-àSVTT bậc 1-àSVTT bậc 2-àSVTT bậc 3…--àSVTT bậc n

- Tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh tháiàhình thành lưới thức ăn.Trong lưới thức ăn 1 mắt xich dinh dưỡng có thể là 1 chuỗi thức ăn này cũng có thể là 1 chuỗi thức ăn khác

c) Sinh vật phân huỷ: bao gồm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân huỷ các chất thải và xác chết của các SVSX & SVTT

d) MT bao gồm tất cả các nhân tố của sinh cảnh: như  đất,nước,không khí…. Trong MT có các tp: các chất vô cơ (C,N,O2…); các chất hữu cơ (chất đạm, chất béo…); khí hậu (as, t0, áp suất…)

*VD:Xét một hệ sinh thái ao, ta thấy:

+ Chất vô sinh bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ: nước, CO2, O2, Ca, muối, N2, acid amin, acid humic...

+ Sinh vật sản xuất: thực vật lớn thủy sinh và phiêu sinh thực vật phân bố nơi tầng mặt nơi có nhiều ánh sáng 

+ Sinh vât tiêu thụ: gồm các động vật (ấu trùng côn trùng, tôm, cua,cá,...) ăn trực tiếp thực vật hoặc xác bã thực vật và ăn thịt lẫn nhau, được chia làm 3 nhóm: phiêu sinh động vật, bơi lội và trầm sinh. Sinh vật tiêu thụ bậc nhất I như phiêu sinh động vật, bậc II như côn trùng ăn thịt, cá ăn thịt; bậc III như cá lớn ăn các loài tiêu thụ bậc II. 

+ Sinh vật phân hủy: như vi khuẩn nước, trùn chỉ, nấm,... phân bố đều trong ao, nơi tích lũy xác động vật và thực vật. 

Câu 3: Khái niệm về cân bằng sinh thái. Vai trò của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái. Cho ví dụ.

*Khái niệm về cân bằng sinh thái:Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.

Ví dụ: Trong 1 HST rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để 1 phần nuôi dưỡng phát triển cây, 1 phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, 1 phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Ðó chính là cân bằng sinh thái.

- Hệ sinh thái tự nhiên có đặc trưng tự lập cân bằng mỗi khi bị ảnh hưởng vì một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầuàkhả năng thích nghi của hệ sinh thái.

+Cần nhấn mạnh rằng, khả năng tự thiết lập cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp , làm cho toàn hệ mất cân bằngàsuy thoái.

Ví dụ : trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo... săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm cách bắt rắn và chim thì là cơ hội tốt cho chuột phát triển.

*. Phân tích tác động của con người tới HST:Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

a) Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của HST: Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình . Do vậy, con người thường tạo ra các HST

nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các HST này thường kém ổn định. Để duy trì các HST nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

b) Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên: Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

c) Tác động vào các điều kiện môi trường của HST: Con người tác động vào các điều kiện môi trường của HST tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: 

• Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v... 

• Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người. 

• Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. 

• Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

d) Tác động vào cân bằng sinh thái: Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

• Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. 

• Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. 

• Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. 

• Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. 

• Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

a) Quan hệ giữa khai thác tài nguyên và môi trường: Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường.

- MT tác động lên khai thác tài nguyên:

+ MT cung cấp tài nguyên cho qt khai thác

+ Tái tạo tài nguyên tái sinh

+ Cung cấp ko gian cho qt khai thác

+ Chứa đựng chất thải của qt khai thác

+ Phục hồi các HST bị suy thoái

+ Hình thành các MT XH

- Khai thác tài nguyên tđ đến MT:

+ Khai thác tài nguyên chiếm dụng nhiều hơn ko gian của MT

+ Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ko tái tạo

+ Suy giảm tài nguyên tái sinh

+ Gây ô nhiễm và suy thoái MT

+ Gây ra các tệ nạn XH

+ Có thêm nguồn kinh phí trong công tác bảo vệ MT

b) Quan hệ giữa dân số và môi trường:Tăng 1 đơn vị dân sốàkhai thác thêm 1 đơn vị tài nguyênàthải thêm 1 đơn vị chất thải.

- MT tác động lên sự gia tăng dân số:

+ MT cung cấp ko gian sống và sx cho con người

+ Cung cấp tài nguyên cho hđ sống và sx

+ Phục hồi các HST bị suy thoái do con người gây ra

+ Chứa đựng và đồng hoá các chất thải của con người

+ Lưu trữ và cung cấp thông tin cho qt phát triển của con người

+ Hình thành các MT XH

- Sự gia tăng dân số tác động lên MT:

+ Chiếm dụng nhiều hơn đất đai để ở và sx

+ Khai thác nhiều hơn tài nguyên trong MT

+ Gây suy thoái và ô nhiễm MT

+ Gây nên các vấn đề XH.

c) Mối quan hệ MT và sự phát triển KTXH:

- MT tác động lên sự phát triển KTXH:

+ MT là ko gian cho sự phát triển

+ MT cung cấp tài nguyên cho sự phát triển (tái tạo tài nguyên tái tạo,tái sinh tài nguyên không tái tạo,bảo tồn tài nguyên )

+ MT chứa đựng và đồng hoá chất thải của sự phát triển

+ MT phục hồi, giảm thiểu ô nhiễm ST môi trường

+ MT bảo vệ các nguồn gien,các đa dạng sinh học

+ MT đảm bảo ổn định tính cân bằng của HST

- Sự phát triển tác động lên MT:

+ Sự phát triển chiếm dụng nhiều hơn ko gian của MT

+ Sự phát triển làm cạn kiệt tài nguyên không tái tạo

+ Sự phát triển làm suy giảm số lượng các tài nguyên tái tạo

+ Sự phát triển gây ô nhiễm,suy thoái MT

+ Sự phát triển  làm mất cân bằng ST

+ Sự phát triễn làm suy giảm nguồn gien và đa dạng sinh học

+ Sự phát triển làm tang tiềm năng về kinh tế cho việc bảo vệ MT

d) Quan hệ giữa nghèo đói và MT:

-Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội. 

-Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. 

-Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt. 

-Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. 

-Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số.

Câu 5: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường nước. Các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

1.Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người và các hoạt động của tự nhiên  đã đưa 1 lượng chất thải vào nước quá nhiều làm thay đổi thành phần và tính chất lí hoá sinh học của nước, làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái môi trường nước và sức khỏe của đối tượng sử dụng nước thì được coi là sự ô nhiễm môi trường nước.

2.Các Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

a, Sinh hoạt của con người:

+ Từ khu dân cư : bao gồm cả đô thị và nông thôn

+ Từ khu vực cơ quan :công sở, bệnh viện

+ Từ các khu vui chơi giả trí : câu lạc bộ,quán cafe

+ Các khu thương mại dịch vụ :chợ,bến xe…

=> Đặc tính:

+ Hàm lượng lơ lững cao

+ Hàm lượng chất hưu cơ cao

+ Hàm lượng vi sinh cao

+ Hàm lượng các chất hđ bề mặt cao (protein,chất béo,hydrat cacbon…)

b, Từ hđ sx nông nghiệp:

+ Do chế độ tưới tiêu,quá trình canh tác

+ Do sd phân bón thuốc bảo vệ thực vật

+ Các chất thải chăn nuôi

=> Đặc tính: + Hàm lượng lơ lững ,chất mùn cao

 + Hàm lượng chấtdinh dưỡng vô cơ cao

 + Hàm lượng vi sinh cao

 + Hàm lượng các chất hđ bề mặt cao

c, Từ hoạt động sản xuất công nghiệp:

+ Từ quá trình SXCN :sử dụng nước trong công nghiệp (rửa nguyên vật liệu,làm nguyên liệu,vệ sinh máy móc,nhà xưởng,h20 làm mát…)àH20 thải công nghiệpàMôi TrườngàÔ nhiễm

+ Từ quá trình khai khoáng :nổ đất đá,quặng,tuyển quặng àH20 thảiàMôi trường ô nhiễmàbùn đấtàchất độc

+ Các chất thải nguy hại,khí thải công nghiệp nặngàMôi Trường H20àÔ nhiễm

=> Đặc tính: các loại cặn lửng lơ,các hợp chất hữu cơ(acid,este,phenol…),các chất độc(arsen,thủy ngân,muối đồng..),các chất gây mùi….

d, Do nước chảy tràn: do nước mưa,nước rửa đường xá =>cuốn trôi những chất bẩn, ô nhiễm => gây ô nhiễm các nguồn nước mặt

e, Do hoạt động của tàu thuyền:

+ rò rỉ dầu mỡ

+ đắm tầu chở dầu

3.Các tác nhân gây ô nhiễm mt nước:

a. Các hợp chất hữu cơ:

-Các chất hữu cơ không bền vững:cacbon hydrat,chất béo,protein..

-Các chất hữu cơ bền vững :

+Các hợp chất phenol:phenol và các dẫn xuất của phenol

+Các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ :photpho hữu cơ,cacbonat,clo hữu cơ…

+Tanin & lignin : các hóa chất có nguồn gốc từ thực vật

+Các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ

b. Các ion:Amon,Nitrat,Phosphat,Sunfat,Clorua

c. Các kim loại nặng :Fe,Cu,Pb,Hg,Ni,,,,

d. Các chất rắn trong tự nhiên là do quá trình xói mòn,do nước chảy tràn từ đồng ruộng,do nước thải sinh hoạt và công nghiệp.Chất rắn có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản,cấp nước sinh hoạt….

e. Các chất gây màu :hóa chất,bùn đất,thực vật (rong tảo)

f. Các chất gây mùi :VSV gây thối,các hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Mercaptans,các hóa chất

g. Các VSV gây hại:ecoli,vi khuẩn tả,vi khuẩn lỵ,coliform..

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Top