ZingTruyen.Top

Chuyen Cu Ha Noi Tap 2 To Hoai

Chuột cũng như người, hay bị mang tiếng. Nhưng người thì lắm kẻ xấu tính, xấu nết vẫnvênh váo cãi ta đây chỉ mang tiếng. Còn chuột thì dẫu mang tiếng cũng đành âm thầm, camchịu.

Chuột vốn một họ, nhiều chi. Hình thể và bộ dạng cũng khác nhau. To béo lực lưỡng nhấtchuột cống. Cũng là người ta tùy tiện đặt tên, vì chuột cống hay kiếm ăn ở cống rãnh trong làng,trong phố. Cũng chuột cống ấy đến mùa gặt ra ở đồng nhiều thức ăn lại được vùng quê tôi đặtcho cái tên béo tốt là con "tí ù". Người ta ghê chuột ở bẩn nhưng khi con chuột cống ra đồng ởđược lên chức "tí ù" thì ai cũng khen thịt tí ù "thơm ngon không tanh như chuột cống".

Chuột đồng hay chuột nhà cũng một nó thôi. Mùa lúa, chuột trong làng kéo ra đồng làm ổtrong đống gốc rạ, trong hang trên gò rồi ngày ngày xuống ruộng nhặt thóc. Lại sinh con đẻ cáingoài đồng cho đến sang tháng giêng cánh đồng trơ trụi không còn thóc rụng, vợ chồng con cáinhà chuột dắt díu nhau trở vào trong làng...

Những con cày, con cáo hay lùng bắt gà. Vì cày, cáo cũng giống chuột cống, thành thửchuột cống bị tiếng oan, chứ cày cáo đâu có họ với chuột. Song quả tình những năm đói kémcũng đôi khi chuột cống mon men quanh chuồng rình quắp cổ gà. Đói ăn vụng, túng làm càn,thì đến con người cũng thế.

Bọn chuột nhỡ, mà cái tên chỉ hủn hoẳn là "chuột", ở đâu chuột cũng nhỡ nhỡ thế. Trênthế giới dân số chuột đông nhất, có lẽ đông hơn người. Chuột nhỡ này cả đời tầm thước thế,không rồi ra to như chuột cống và cũng không phải con chuột nhắt lớn lên sẽ bằng thế. Chuộtnhắt, chuột chù cũng là hai họ chuột, chuôt chù họ xa. Chuột nhắt leo trèo quanh chạn bát, rúcrích trong bịch thóc. Khi hiếm cái ăn cũng gặm giầy vải, bít tất, những quần áo ẩm xì quên giặt.Chuột chù nhỏ bé như chuột nhắt. Người ta khinh bỉ chế riễu: hôi như chuột chù... Chuột chùcó chậm rề rề và hôi hám nhất. Không biết vì chuột chù hay đái són, vãi đái hay bởi chuột chùrúc ráy trong xó ẩm ướt cho nên quanh năm cứ lướt thướt lôi thôi như lội dưới ao lên. Cóchuyện rắc rối về lý lịch. Một bạn đọc ở Pháp đọc Chuyện cũ Hà Nội in lần trước, nói chuột chùgiống chuột, nhưng không phải là chuột, không họ hàng gần xa với chuột. Tên nó là con taupe.Tôi tra từ điển. Từ điển Larousse 1957, taupe: loài có vú, ăn sâu bọ. Không nói gì đến chuột. Từđiển Pháp - Việt 1981, taupe: chuột chũi. Không biết chuột chũi là chuột gì! Vậy xin để trốngdây mơ rễ má chuột chù chỗ này.

Nhà chuột bạch thì không biết gốc gác đâu ra. Chuột bạch nhỏ con, trắng bông, đẹp mãnhưhg cả họ chuột đều chê chuột bạch hèn, lười ỉ lại. Người ta mua chuột bạch ở chợ về, thảvào lồng treo ở đầu mái hiên, vãi gạo vào cóng cho chuột ăn dần. Thân phận chim lồng cá chậunuôi để làm cảnh như người ta chơi cây, chơi hoa.

Những tai tiếng và gian truân mà giống chuột phải chịu đựng thì không sao kể xiết. Đaunhất chuột bị săn bắt đem làm thịt. Con mèo thì chuyên đi bắt ăn chuột. Con người cũng khoáichén thịt chuột. Người ta làm các món luộc, xào, rán thịt chuột, cho là ngon khỏi chê. Mới mấynăm trước, ở các chợ Mơ, chợ Bưởi đầu ô cũng hay bày bán từng xâu chuột đã bẻ răng.

Khi còn ở trong làng, mùa đông tới chúng tôi cũng ra đồng bắt chuột. Thịt chuột ránthơm như thịt chim sẻ, chim ngói, đánh chén tốt. Khuất mắt trông coi, ai biết đấy là chuột đồnghay chuột nhà mà người ta bảo chỉ chuột đồng ăn thóc mới sạch. Chuột bị đánh thuốc, bị bẫy.Người ta diệt chuột. Cả thành phố tổ chức đợt đánh bả, chuột hết chỗ lẩn, chết lăn khắp nơi.Ngoài đường lúc nào cũng nheo nhéo tiếng rao và đọc cả thơ bán thuốc chuột: "Bả chuột! Bảchuột! Chuột Tây cũng chết, chuột Maroc cũng đi đời!". Cái lồng bằng dây thép bẫy sống chuột.Nhưng những cụ chuột già thính mũi và từng trải đường đời đánh hơi biết con chuột hômtrước bị mắc bẫy, lảng xa. Thằng người khôn hơn, đem ngâm nước lồng bẫy cho hết hơi chuột.Rồi lão chuột khôn kia cũng có lần sập bẫy.

Các nhà khoa học bảo chuột đem bệnh dịch hạch làm lây cho người. Chuột mắc dịch hạchbao giờ, có phải không? Nhưng hồi đầu thế kỷ Pháp chiếm Hà Nội, hô hoán rằng vì chuột gieorắc bệnh dịch hạch mà phải đốt cả làng Thể Giao vùng Vân Hồ, thì ai cũng đoán thằng Tây bàytrò bịp. Có gì đâu, chỉ vì Tây mở phố xá ra vùng ấy, làm mẹo cướp đất đuổi làng thôi.

Cái xấu thì gán cho chuột, kể cả lời ăn tiếng nói. Những câu rủa: đồ chuột bọ, đồ chuộtngày, đồ chuột chết, cháy nhà ra mặt chuột. Đàn ông xấu tướng mặt choắt, chòm râu lưa thưavài sợi bị chế là người mặt chuột, có bộ râu chuột. Họp hành linh tinh, bàn bạc hão gọi là hộiđồng chuột. Người con trai quắp được ả con nhà giàu, thiên hạ bĩu môi: chuột sa chĩnh gạo -việc chẳng bận gì đến chuột. Cái giấc mơ mang tên con chuột cũng vào lúc trời đất mù mịt nửađêm, giờ tý. Thật vu vơ, người đương bơi trong sông trong hồ, bỗng bắp chân tê dại, cứng đờ,chết chìm cũng gọi là bị chuột rút. Người ta đặt vè khích bác lão mèo cũng mượn lời đổ chochuột thâm hiểm: con mèo mày trèo cây cao. Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà. (Thăm hỏiđâu! Mèo tìm bắt chuột). Chú chuột đi chợ đồng xa. Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo. Tếtđến, ngoài chợ bán tranh "Đám cưới chuột". Được, hay đấy. Cậu tiến sỹ chuột vinh quy bái tổđội mũ cánh chuồn vểnh ria cưỡi ngựa, mợ chuột ngồi trong kiệu đi sau có phường kèn đằngtrước, có lính chuột đội nón dẹp đường. Nhưng đứa nào lại vẽ láo lếu có một thằng mèo ngồi lùlù bên trên, lính chuột xách con cá chép đến đấm mõm. Bốc phét, chuột mà thấy mèo thì khôngthèm nhìn mặt chứ đâu cảnh khúm núm thái bình vậy.

Nào xem có điều gì thiên hạ làm tốt, làm vui đôi chút cho chuột? Cũng bông phèng thôi. Àchuột rúc. Nghe tiếng chuột rúc, người nghề nông bảo chuột đuổi nhau rúc rích thế là chuộtđùa chuột cười, là điềm no đủ, bồ đầy thóc, được mùa. Thứ nhất đom đóm vào nhà. Thứ nhìchuột rúc. Thứ ba hoa đèn. Sang xuân, hội làng Bình Đà đốt cây bông, hết hoa cà hoa cải nở lủatủa đến đoạn trổ ra các màu xanh đỏ rối rít, trẻ con reo to: chuột chạy! Chuột chạy! Các ông bàchuột vui chơi trong pháo hoa đốt mừng.

Còn như thằng người đặt tên quả dưa chuột thì thậm vô lý. Có lẽ vì qủa dưa thon thongiống con chuột. Nhưng quáng mắt rồi, con chuột mặc áo xám sẫm còn qủa dưa thì xanh eoéo. Trong miền Nam gọi là dưa leo phải hơn, cây dưa trồng ngoài ruộng leo lên giàn.

Ôi chao, chuột bao nhiêu cái tử tế mà vẫn mang tiếng. Bảo chuột mắc bệnh dịch hạchkhác nào bịa vu vơ bệnh tim la đổ cho trâu, ừ mà cứ cho là trong mình chuột có mầm mống cáibệnh lây nguy hiểm kia, mà sao trên thế giới, những phòng thí nghiệm các thứ thuốc, cứ lôichuột ra nào tiêm, nào bắt chuột ăn, bắt chuột uống nước. Thế là chuột đã xả thân, chuột nhậncái chết thay cho con người đấy, chuột quân tử.

Chuột còn dạy đạo đức cho con người nữa. Có ai nhớ chuyện dân gian "Trinh thử". Chuộtchồng đi vắng, chuột vợ một mình trông nhà. Trời mưa một chàng chuột lạ vào hang xin trúchân. Thình lình chuột chồng về thấy thế cho là chuột vợ lòng dạ giăng hoa bèn giận bỏ đi.Chuột vợ uất ức, khóc lóc kể lể nỗi oan với một thầy đồ đi qua. Thầy đồ tìm chuột chồngkhuyên giải, chuột nghe ra, hiểu vợ mình đoan chính. Có phải không, chuyện vợ chồng chuột làchuyện ngụ ngôn đời đời giáo dục đức tính thủy chung cho con người.

Rõ ràng, chuột có tấm lòng. Ai tuổi chuột, đến năm chuột hãy yên tâm đấy là tuổi hay,năm lành. Bởi chuột tốt nết và cao thượng. Thử nghiệm mà xem.

Tôi viết bài lại kể về chuột này bởi xưa nay tôi có cơ duyên với chuột, đã viết nhiều vềchuột. Những truyện ngắn O chuột, Chuyện gã chuột bạch, Chuột đồng, chuột nhà... và những:Chuột thành phố, Đám cưới chuột... Tôi kiếm cơm nhờ chuột, vậy mà tôi vẫn chén thịt chuột.Mùa đông, về làng quê, ra đồng hun chuột, bắt được con "tí ù" đem rán giòn lên rồi rắc vỏ quýtkhô, nhắm rượu, ngon làm sao. Bạn bè với chuột, lại ăn thịt chuột, âu cũng là cái thói xấu cốchấp của thằng người tôi.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Top