ZingTruyen.Top

De Cuong Dlcm

Câu7: Phân tích đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường kỳ của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ?

1. Hoàn cảnh lịch  sử

a. Thế giới

­    Sau khi chiến tranh TG lần 2 kết thúc các nước đồng minh nhóm họp đi vào thỏa hiệp và dần dẫn đến phân liệt, TG bước vào giai đoạn chiến tranh lạnh, tập trung mâu thuẫn giữa LX và Mỹ.

­    Sự lớn mạnh của LX đã trở thành thành trì vững chắc cảu phong trào đấu tranh GPDT ở các nước thuộc địa và phong trào đấu tranh của GCCN ở các nước tư bản.

­    Được sự giúp đỡ của LX, các nước Đông Âu bắt tay vào xây dựng XH mới đạt nhiều thành tựu rực rỡ. hệ thống XHCN ngày càng phát triển và trở thành 1 cực đối trọng của CNTB

­    Phong trào đấu tranh GPDT ở các nước thuộc địa và phong trào đấu tranh của GCCN ở các nước tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, có sự thay đổi lớn về chất.

b. Trong nước

­23/9/1945: thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Kỳ, thành lập hội đồng tư vấn Nam Kỳ, cho ra mắt nước cộng hòa Nam Kỳ tự trị.

­ 11/11/1945: Đảng ta tuyên bố giải tán, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

­28/2/1946: hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết, Tưởng nhường cho Pháp kéo quân ra bắc thay thế quân đội Tưởng. Trước tình hình đó, ta đã ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946.

­ Nhưng dã tâm của thực dân Pháp là muốn cướp nước ta 1 lần nữa, ngay 18/12/1946, thực dân Pháp gây ra thảm sát ở phố hàng Bún

­19/12/1946: HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

­22/12/1946: TƯ Đảng ra chỉ thị toàn quốc kháng chiến.

2. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng

a. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng được thể hiện qua các văn kiện sau

­    19/12/1946: chủ tịch HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và lời kêu gọi đã lan truyền đi khắp cả nước.

­    Ban chỉ thị "toàn dân kháng chiến" của Ban thường vụ TƯ Đảng ngày 22/12/1946 đã vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của cuộc kháng chiến.

­    Cuốn sách "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng bí thư Trường Chinh năm 1947 nhằm giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và của chủ tịch HCM.

­    Đường lối này thể hiện tính chất của cuộc kháng chiến của nhân dân ta

­    Cuộc kháng chiến của ta là 1 cuộc chiến tranh cách mạng chính nghĩa, chống lại 1 cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.

­    Cuộc kháng chiến của ta nhằm mục đích giành độc lập và thống nhất tổ quốc, bảo vệ chính quyền DCND

­    Trong cuộc kháng chiến này, dân tộc VN vừa đấu tranh để tự cứu mình, vừa đấu trang cho hòa bình TG. Cuộc đấu tranh của nhân dân VN do đó còn là cuộc chiến tranh tiến bộ vì độc lập tự do, vì dân chủ và hòa bình.

b. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến thể hiện ở các điểm: toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh

+ Toàn dân: Cuộc kháng chiến này là cuộc kháng chiến của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do vậy, phải huy động được toàn dân tham gia kháng chiến và phục vụ cho kháng chiến. HCM viết: "Bất kì đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài".

+ Toàn diện: cuộc kháng chiến diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, VH – XH, ngoại giao...

•  Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình.

•  Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài... vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".

•  Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
•  Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

•  Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập,...

+ Trường kỳ: đánh lâu dài, tương quan lực lượng trên chiến trường lúc đó ta chưa mạnh hơn địch nên vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng, vừa đánh vừa tìm cách làm tiêu hao sinh lực địch; chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

+ Tự lực cánh sinh: phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn phía. HCM từng viết: "một dân tộc mà cứ ngồi đó trông chờ sự giúp đỡ của dân tộc khác thì dân tộc đó không đáng được độc lập". "Tụ giúp ta rồi người ta mới giúp".

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Top